backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm cân gan chân

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 09/12/2021

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến gây đau gan bàn chân hay đau gót chân. Bệnh lý này xuất phát từ nguyên nhân nào, cách để chẩn đoán và điều trị là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi ngay trong những thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Viêm cân gan chân là gì?

Viêm cân gan chân hay còn được gọi là viêm cân gan bàn chân. Đây là tình trạng cơ gan bàn chân bị viêm (sưng) dẫn đến đau gót chân. Cơ gan bàn chân là một dải mô bền giống như dây cao su nằm bên dưới xương chân. Nó được gắn ở phần cuối xương gót chân và ở gần ngón chân. Khi bị viêm cân bàn chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở gần gót chân, nhất là khi bắt đầu đi lại vào sáng sớm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm cân gan chân là gì?

viêm cân gan chân

Các triệu chứng viêm cân gan chân bao gồm các cơn đau buốt hoặc đau âm ỉ ở gót chân và thường đau hơn khi bạn đi ngay sau khi ngủ dậy. Cơn đau gan bàn chân thường đỡ hơn khi bạn đi lại càng nhiều. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn, bạn luôn bị đau khi đi lại. Đôi khi, cơn đau trải dài từ gót đến ngón chân và gót chân trở nên sưng hoặc bầm tím – đây cũng triệu chứng cho thấy viêm cân gan chân có khả năng gây nên gai gót chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: 11 nguyên nhân gây đau gót chân mà bạn cần biết

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cân gan bàn chân, hãy liên hệ với bác sĩ ngay. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm cân gan bàn chân là gì?

Nguyên nhân gây viêm cân gan chân là do chấn thương cơ bàn chân. Áp lực khi đi lại, chạy và đứng trong một khoảng thời gian dài có thể kéo căng và làm cơ bàn chân bị thương từ đó gây ra các cơn đau. Ngoài ra, sử dụng giày không thích hợp trong thời gian dài nhưng không có lớp đệm hỗ trợ cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm cân gan chân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm cân gan chân?

Đau gan bàn chân do viêm cơ thường phổ biến ở nam giới trong độ tuổi từ 40-60. Bệnh cũng thường xảy ra ở vận động viên chạy bộ hoặc những ai chạy nhiều. Ngoài ra, những người nặng cân và thường mang giày không có đệm hỗ trợ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm cân gan chân?

Các yếu tố sau sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm cân gan chân, bao gồm:

  • Giới tính và tuổi tác: viêm cân gan bàn chân thường xảy ra ở nam trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi;
  • Tập một số bài tập vận động nhất định: những hoạt động đặt quá nhiều áp lực lên gót chân và mô, chẳng hạn như chạy bộ đường dài, múa ba lê và nhảy aerobic có thể nhanh chóng dẫn đến viêm cân gan chân;
  • Cơ chân bất thường: các dị tật ở chân hoặc có một kiểu đi bộ bất thường cũng tác động đến bàn chân gây tổn thương cơ gan bàn chân;
  • Béo phì: thừa cân quá nhiều sẽ dẫn đến đặt nhiều áp lực lên cơ gan bàn chân;
  • Một số công việc yêu cầu phải đứng nhiều như: công nhân nhà máy, giáo viên hoặc một số nghề khác mà thường xuyên phải đứng hoặc đi bộ trên bề mặt cứng sẽ có thể gây đau gan bàn chân.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm cân gan chân?

hình ảnh viem cân gan chân

Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn dựa trên triệu chứng và kiểm tra chân. Ngoài ra, nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng và bác sĩ còn nghi ngờ bạn mắc các bệnh khác, bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm sau:

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm cân gan chân?

Những cách điều trị viêm cân gan chân phổ biến bao gồm:

  • Có thể giảm áp lực lên gót chân bằng cách không đứng trong thời gian dài và cho chân nghỉ ngơi;
  • Giảm cân cũng giúp giảm đè nặng lên gót chân và giảm đau gan bàn chân;
  • Các thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc kháng viêm có thể giúp các triệu chứng nhẹ hơn.

Nếu các cách này không hiệu quả, bạn có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên về chân. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các bài tập căng cơ hoặc mát-xa đơn giản. Bác sĩ chỉnh hình có thể buộc gót chân lại và bẻ cong lại bàn chân để giúp bạn đỡ đau khi di chuyển.

Thanh nẹp ban đêm có thể giúp bạn giảm các cơn đau dai dẳng bằng cách để chân nghỉ ngơi và tránh để gân gót chân bị kéo căng suốt đêm. Tiêm thuốc steroid vào gót chân cũng có thể giúp bạn giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp như bó bột chân và cổ chân, kích thích thần kinh qua da (TENS) và châm cứu. Trong trường hợp cơn đau vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giúp cơ gan bàn chân không bị kéo căng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm cân gan bàn chân?

điều trị viêm cân gan chân

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm cân gan chân:

  • Để chân nghỉ nhiều hơn, giảm cân và mang giày phù hợp;
  • Ngưng tập thể dục trong một thời gian cho đến khi bệnh lành hẳn;
  • Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng không đỡ dù đã điều trị;
  • Căng cơ thường xuyên, đặc biệt là trước khi tập luyện. Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau quay trở lại.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 09/12/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo