backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vẹo cổ

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Vẹo cổ

Định nghĩa

Chứng vẹo cổ là bệnh gì?

Chứng vẹo cổ là bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn. Sự co thắt dẫn đến chuyển động bất thường của cơ cổ và khiến cho đầu bị nghiêng sang một bên. Chứng vẹo cổ là bệnh loạn trương lực cơ lưu trú và dạng phổ biến nhất là chứng vẹo cổ do co thắt.

Bệnh có thể tự phát (không rõ nguyên nhân) hoặc xảy ra sau chấn thương đầu. Chứng vẹo cổ không nguy hiểm đến tính mạng và không làm rút ngắn tuổi thọ trung bình. Tuy nhiên có thể xảy ra biến chứng như đau kinh niên và làm cong ở cột sống cổ.

Những ai thường mắc phải chứng vẹo cổ?

Bệnh có thể xảy ra đối với bất kỳ người nào, thậm chí ở trẻ sơ sinh. Vẹo cổ cũng thường xảy ra ở nhóm tuổi trung niên và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng vẹo cổ là gì?

Các triệu chứng ban đầu bao gồm: bạn bị co giật mất kiểm soát ở cơ cổ gây ra các chuyển động cùng tư thế đầu và cổ bất thường theo từng cơn co giật trong thời gian kéo dài.

Các co giật có thể kéo đầu và cổ nghiên về nhiều hướng. Anterocollis có nghĩa là đầu bị cúi ra trước ở tư thế cổ gấp. Retrocollis có nghĩa là đầu bị ngửa ra sau ở tư thế cổ duỗi. Laterocollis có nghĩa là đầu bị nghiêng sang một bên vai.

Co thắt cơ dẫn đến đau và khiến bạn có cảm giác cơ cổ thắt chặt lại. Các vấn đề khó khăn khi nuốt có thể xảy ra đi kèm các cơn đau dọc cánh tay của bạn. Vì vị trí cổ dẫn đến các dây thần kinh từ xương cổ bị bó chặt. Bạn cũng có thể bị đau đầu do cơ cổ bị co cứng.

Tuy bệnh không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhưng nó làm cho rất nhiều người bị trầm cảm do mặc cảm với xã hội vì những cơn co giật và tư thế vẹo cổ của mình.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh có thể gây ra những cơn đau kinh niên và làm cong cột sống cổ. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của chứng vẹo cổ, chẳng hạn như đau và cảm giác co thắt vùng cổ, hoặc cụ thể nhất là tư thế cổ bị nghiêng, gập.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chứng vẹo cổ là gì?

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ nhưng một số người cho rằng chứng vẹo cổ là do sự khiếm khuyết trong khả năng tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong não. Khối chất xám bên trong bán cầu đại não bị ảnh hưởng. Phần chất xám này đảm nhận việc xử lý các tín hiệu tạo ra sự co thắt cơ.

Một số người  lại cho rằng chứng vẹo cổ có thể do bẩm sinh. Ngoài ra, chứng vẹo cổ do chấn thương có thể bắt đầu đột ngột một vài ngày sau khi bạn bị chấn thương đầu và cổ. Đôi khi triệu chứng sẽ xuất hiện vài tháng sau tai nạn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng vẹo cổ?

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng vẹo cổ nếu:

  • Thường xuyên cử động mạnh ở vùng cổ;
  • Bạn có tiền sử gia đình mắc phải rối loạn này;
  • Dùng thuốc có tác động đến các cơ;
    • Đã từng bị chấn thương, đặc biệt là vùng cổ.

    Điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

    Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng vẹo cổ?

    Nhiều liệu pháp đa đạng được áp dụng nhằm làm giảm hoặc loại bỏ co thắt cơ và các cơn đau của bạn. Vật lý trị liệu, nẹp cổ, kiểm soát căng thẳng và phản hồi sinh học có thể giúp ích. Thuốc có thể giúp giảm co thắt cơ và điều chỉnh lượng chất dẫn truyền thần kinh.

    Cách điều trị tốt nhất là tiêm một lượng rất nhỏ botulinum toxin vào cơ bị tác động. Toxin ngăn chặn co thắt cơ bằng cách chặn sự hình thành chất dẫn truyền thần kinh acetylholine. Hiệu quả của thuốc kéo dài trong vài tháng, sau đó mới cần tiêm thêm thuốc.

    Bạn có thể xem xét việc phẫu thuật nếu các cách điều trị khác không hiệu quả.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng vẹo cổ?

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán từ tiền sử bệnh và kết quả khám tổng quát của bạn. Chụp X-quang và nghiên cứu chuyển động của cơ cũng có thể được thực hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh và bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng vẹo cổ?

    Những thói quen sinh hoạt sau giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng vẹo cổ, bao gồm:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không ngưng dùng thuốc kể cả khi bạn thấy khỏe hơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
    • Gọi bác sĩ nếu bạn đau cổ hoặc co thắt nhiều hơn.
    • Gọi bác sĩ nếu bạn bị suy nhược.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo