backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Thiếu máu do thiếu folate

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Thiếu máu do thiếu folate

Tìm hiểu chung

Thiếu máu do thiếu folate là bệnh gì?

Thiếu máu do thiếu folate là tình trạng thiếu axit folic trong máu. Axit folic là một loại vitamin B giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Nếu không có đủ các tế bào hồng cầu, bạn sẽ bị thiếu máu.

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Khi bạn bị thiếu máu, máu không thể mang đủ oxy cho tất cả các mô và cơ quan, khi đó, cơ thể bạn không thể làm việc như bình thường.

Mức độ axit folic thấp có thể gây ra thiếu máu hồng cầu to. Với tình trạng này, các tế bào hồng cầu lớn hơn bình thường , số lượng ít hơn, có hình bầu dục, không tròn. Đôi khi, các tế bào hồng cầu này không sống lâu như các tế bào hồng cầu bình thường.

Hầu hết mọi người đều dung nạp đủ axit folic trong bữa ăn. Tuy nhiên, một số người không có đủ chất này trong chế độ ăn uống của họ hoặc có vấn đề về việc hấp thụ chất này từ các loại thực phẩm. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc có nên bổ sung vitamin hàng ngày với axit folic. Phụ nữ mang thai không có đủ axit folic nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu folate là gì?

Các triệu chứng phổ biến của thiếu máu do thiếu folate là:

  • Da nhợt nhạt;
  • Dễ cáu kỉnh;
  • Thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi;
  • Tiêu chảy;
  • Lưỡi mềm, mất gai;
  • Cảm giác đầu óc quay cuồng;
  • Hay quên;
  • Giảm sự thèm ăn và sụt cân;
  • Khó tập trung.

Các triệu chứng của thiếu máu do thiếu folate có thể giống như các tình trạng khác liên quan đến máu hoặc các vấn đề sức khỏe.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thiếu máu do thiếu folate?

Bạn có thể bị thiếu máu do thiếu folate nếu:

  • Bạn ăn không ăn đầy đủ các loại thực phẩm có axit folic, bao gồm các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc bổ sung chất dinh dưỡng, nấm men và các loại thịt (bao gồm cả gan);
  • Cơ thể bạn không hấp thụ đủ axit folic, điều này có thể xảy ra nếu bạn uống quá nhiều rượu hoặc có vấn đề về thận nặng và phải chạy thận;
  • Bạn có một số bệnh về đường tiêu hóa đoạn thấp, chẳng hạn như loét dạ dày. TÌnh trạng thiếu máu này cũng xảy ra ở những người bị bệnh ung thư;
  • Bạn dùng vài loại thuốc chẳng hạn như thuốc trị động kinh (như phenytoin [Dilantin®], methotrexate, sulfasalazine, triamteren, pyrimethamine, trimethoprim-sulfamethoxazole và thuốc an thần);
  • Bạn đang mang thai, do bé đang phát triển cần axit folic hơn. Ngoài ra, người mẹ hấp thụ chậm hơn. Thiếu folate trong thai kỳ có liên quan đến dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến não, tủy sống và cột sống (khuyết tật ống thần kinh);

Một số trẻ sơ sinh khi ra đời không thể hấp thụ axit folic, dẫn đến thiếu máu hồng cầu to. Với tình trạng này, các tế bào hồng cầu lớn hơn bình thường và có hình dạng khác nhau. Bạn cần phải đưa trẻ đi điều trị sớm để ngăn chặn các vấn đề chẳng hạn như tư duy và học tập kém.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh thiếu máu do thiếu folate?

Thiếu máu do thiếu folate có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu folate?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu folate, chẳng hạn như:

  • Có chế độ ăn uống không lành mạnh;
  • Uống nhiều rượu;
  • Có thai;
  • Không thể hấp thụ axit folic;
  • Đang uống các loại thuốc để kiểm soát co giật.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu folate?

Bác sĩ sẽ khám cho bạn, hỏi về bệnh sử và cảm giác hiện tại. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu và xem cơ thể bạn có đủ axit folic không. Các xét nghiệm bao gồm:

Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ vitamin B12. Một số người có axit folic ở mức quá thấp cũng có nồng độ vitamin B12 thấp. Hai vấn đề này có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ nghiên cứu lượng bari nếu vấn đề tiêu hóa là nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ hiếm khi kiểm tra tủy xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu folate?

Dựa vào những điều sau mà bác sĩ sẽ đặt ra phương pháp điều trị thích hợp:

  • Độ tuổi, sức khỏe tổng thể và bệnh sử;
  • Tình trạng sức khỏe;
  • Bạn có thích hợp sử dụng thuốc, áp dụng phương pháp điều trị hoặc liệu pháp hay không;
  • Thời gian tình trạng này kéo dài;
  • Ý kiến hoặc mong muốn của bạn.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất;
  • Thay đổi trong chế độ ăn uống;
  • Thuốc;
  • Điều trị căn bệnh tiềm ẩn.

Bạn có thể cần phải uống bổ sung axit folic trong ít nhất 2-3 tháng. Thuốc có thể ở dạng viên hoặc tiêm. Việc ăn thực phẩm giàu axit folic và cắt giảm lượng rượu cũng rất quan trọng. Nếu vấn đề tiêu hóa là nguyên nhân gây ra thiếu máu thì bác sĩ sẽ điều trị tình trạng đó trước tiên.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu máu do thiếu folate?

Bạn cần ăn thực phẩm giàu axit folic để không còn bị thiếu máu nữa, bao gồm bánh mì và các loại ngũ cốc có bổ sung chất dinh dưỡng, trái cây chua và các loại rau xanh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo