backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Định nghĩa

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là gì?

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm MRSA lây lan chủ yếu qua da và thường bắt đầu bằng các mụn nhọt gây đau đớn. Có 2 loại nhiễm MRSA: MRSA lan truyền trong các môi trường chăm sóc y tế (HA-MRSA), MRSA lan truyền trong cộng đồng (CA-MRSA).

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là gì?

Triệu chứng thường thấy đó là trên da xuất hiện những cục u nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt. Ngoài ra còn có các triệu chứng như:

  • Tức ngực;
  • Ho hoặc khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Đau đầu;
  • Phát ban;
  • Những vết thương không lành.
  • Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu các triệu chứng trên kéo dài hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm. Tình trạng bệnh lý có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây ra nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là gì?

    Tụ cầu vàng bắt đầu kháng methicillin sau nhiều năm sử dụng loại thuốc kháng sinh này để điều trị bệnh. Đa số những trường hợp bị nhiễm MRSA thường là do tiếp xúc qua da với người bệnh hoặc do dùng chung với những dụng cụ đã bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, với những người có hệ miễn dịch yếu như đã từng phẫu thuật, điều trị ung thư, lọc thận… cũng tạo điều kiện cho khuẩn tụ cầu vàng phát triển.

    Nguy cơ mắc bệnh

    Những ai thường mắc phải nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)?

    Bệnh có thể xảy ra cho bất kỳ ai, nhất là những người sinh hoạt ở nơi quá đông đúc. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)?

    Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc MRSA bao gồm:

    • Sống hoặc sinh hoạt trong môi trường chăm sóc y tế (thăm khám, nhập viện, làm việc…).
    • Chơi các môn thể thao tiếp xúc cơ thể: MRSA có thể dễ dàng lây lan qua các vết đứt và vết rách, hoặc tiếp xúc qua da.
    • Sống trong điều kiện chật chội và dơ bẩn.
    • Quan hệ tình dục không lành mạnh (nhất là với những người đồng tính nam).

    Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

    Điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)?

    Một vài bệnh nhiễm trùng có thể không cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đối với những người đã bị áp xe do MRSA gây ra, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách rạch và dẫn lưu để làm sạch vết thương. Điều trị bằng thuốc kháng sinh phụ thuộc vào loại thuốc diệt vi khuẩn.

    Các thuốc có thể dùng bao gồm: trimethoprim/sulfamethoxazole và các loại thuốc mới hơn như linezolid, daptomycin, quinupristin/dalfopristin, tigecycline và telavancin.

    Những người bị nhiễm MRSA có thể được cách ly, người đến thăm và nhân viên y tế nên mang quần áo bảo hộ và rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)?

    Chẩn đoán bằng cách lấy mẫu thử của da, mủ, máu, nước tiểu và chất tiết ra từ mũi. Các mẫu thử này sẽ được kiểm tra để xem có sự hiện diện của vi khuẩn MRSA hay không. Nếu MRSA được tìm thấy, các bác sĩ sẽ xem xét tiếp những kháng sinh thích hợp để điều trị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin.

    Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)?

    Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA):

    • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
    • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
    • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn chặn lan truyền bệnh;
    • Thay và giặt drap giường thường xuyên. Dùng nước nóng và máy làm khô nóng cho ga giường và khăn tắm.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo