backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì, có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 30/06/2022

Viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì, có nguy hiểm không?
Viêm tuyến Bartholin sẽ làm tuyến bartholin không tiết chất nhờn giúp giữ ẩm và bôi trơn cho âm đạo và gây cảm giác đau rát kinh đi lại, khi quan hệ tình dục. Vậy viêm tuyến Bartholin là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Mời bạn cùng tìm hiểu ngay những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau để kịp thời nhận biết dấu hiệu cũng như ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tìm hiểu chung

Viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì?

Các tuyến Bartholin nằm ở mỗi bên của cửa âm đạo. Các tuyến này tiết ra chất nhầy giúp bôi trơn âm đạo. 

Đôi khi các lỗ mở của các tuyến này bị tắc nghẽn, khiến chất lỏng trào ngược vào tuyến. Kết quả là sưng ở một hoặc hai bên cửa âm đạo gây ra tình trạng sưng, viêm tuyến Bartholin. Nếu chất lỏng bên trong u nang bị nhiễm trùng, bạn có thể bị tụ mủ bao quanh bởi mô bị viêm (áp xe).

Tình trạng u nang hoặc áp xe tuyến Bartholin xảy ra ở khoảng 2% nữ giới, phổ biến nhất ở phụ nữ đã qua tuổi dậy thì. U nang tuyến Bartholin không phải là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) và không lây từ người sang người.

Việc điều trị u nang tuyến Bartholin phụ thuộc vào kích thước của u nang, mức độ đau gây đau của u và liệu u nang có bị nhiễm trùng hay không. Thông thường, người bị viêm tuyến Bartholin chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà (ngâm vùng kín trong nước ấm để giảm nhẹ triệu chứng). Trong một số trường hợp khác, việc phẫu thuật dẫn lưu u nang tuyến Bartholin là cần thiết. Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa cho bạn dụng thuốc kháng sinh.

Những ai thường mắc phải viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi từ 20–29 thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Viêm tuyến Bartholin có biểu hiện như thế nào?

sưng đau gần âm đạo

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì?

Nếu bạn có một u nang tuyến Bartholin nhỏ, không bị nhiễm trùng, bạn có thể không nhận thấy nó. Nếu u nang phát triển, bạn có thể sờ thấy khối u hoặc nhìn thấy khối u gần cửa âm đạo. Mặc dù u nang thường không đau nhưng nó có thể mềm.

Nếu nang tuyến bị nhiễm trùng, vết sưng này sẽ kèm theo cảm giác đau, làm cho việc đi lại hoặc quan hệ tình dục trở nên khó khăn, đôi khi có kèm theo sốt.

Bạn có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy nhanh chóng đi khám nếu có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như:

  • Sốt hoặc nổi hạch ở bẹn
  • Có mủ chảy ra từ nang viêm

Trường hợp phát hiện thấy một khối u mới xuất hiện gần cửa âm đạo và bạn trên 40 tuổi, hãy đi khám ngay. Mặc dù hiếm gặp, việc một khối u xuất hiện có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư.

Nguyên nhân gây viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin) là gì?

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng nguyên nhân gây ra u nang tuyến Bartholin là do chất lỏng dự phòng. Chất lỏng của tuyến Bartholin có thể bị tích tụ khi các lỗ mở của tuyến bị tắc nghẽn, gia do nhiễm trùng hoặc chấn thương.

Viêm tuyến Barholin hay (u nang tuyến Bartholin) có thể dẫn tới nhiễm trùng, tạo thành ổ áp xe gâu sưng, đau âm đạo. Một số vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng, bao gồm cả Escherichia coli (E. coli) và vi khuẩn gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia.

Nguy cơ mắc phải

Phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục hoặc quan hệ tình dục không an toàn

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm nang tuyến Bartholin. Trong đó, đối tượng có nguy cơ chủ yếu thường là:

Chẩn đoán và điều trị

điều trị viêm tuyến Bartholin

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử, kiểm tra vùng âm đạo bị sưng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng miếng gạc để lấy một mẫu tế bào đi xét nghiệm xem có nhiễm trùng hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất.

Trường hợp bạn trên 40 tuổi hoặc đã mãn kinh, bác sĩ điều trị có thể đề nghị bạn thực hiện sinh thiết để kiểm tra các tế bào ung thư. 

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Nhiều người lo lắng không rõ bệnh viêm nang tuyến Bartholin có nguy hiểm không. Tuy nhiên, trong trường hợp nang nhỏ và không có triệu chứng nghiêm trọng, viêm tuyến Bartholin có thể tự khỏi.

Với trường hợp có triệu chứng nặng như đau đớn hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ để theo dõi diễn tiến của nang. Người bệnh sẽ phải tái khám thường xuyên nếu không khỏi hoặc các triệu chứng trở nên xấu đi.

Thông thường, để điều trị viêm tuyến Bartholin, người bệnh có thể tắm nước nóng, chườm hơi nóng và sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu nang bằng cách rạch một đường nhỏ ở nang để giúp dịch thoát ra ngoài và sau đó khâu quanh mép nang.

Trong một số trường hợp hiếm, đối với những u nang tòn tại dai dẳng việc điều trị bằng các thủ thuật kể trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tuyến Bartholin. Việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến có nguy cơ gây chảy máu hoặc biến chứng cao hơn sau thủ thuật, do đó, bạn cần thảo luận kỹ với bác sĩ về việc chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật để nhanh hồi phục. 

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tuyến Bartholin (nang tuyến Bartholin)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi diễn tiến bệnh
  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc bỏ thuốc trong toa được kê
  • Ngâm vùng kín trong nước ấm để giảm sưng và sử dụng thuốc kháng sinh, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
  • Giữ vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nữ giới sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn dây vào âm đạo.
  • Tuân thủ quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Kiểm soát đường huyết nếu bạn bị tiểu đường. Đường huyết cao có thể làm chậm quá trình phục hồi của bệnh.
  • Nếu có bất cứ dấu hiệu nào như sưng hay đau ở vùng âm đạo, cần đến bác sĩ kiểm tra ngay để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 30/06/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo