backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)

Tìm hiểu chung

Bệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet) là bệnh gì?

Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt, là một bệnh do vi khuẩn phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc và tạo ra phản ứng trong cơ thể gây phát ban đỏ. Bệnh ban đỏ gây nổi mẩn đỏ ở khắp cơ thể và thường đi kèm với đau họng và sốt cao. Không phải ai bị nhiễm trùng vùng họng đều bị chứng ban đỏ.

Nếu bệnh không được điều trị, ban đỏ có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn như ảnh hưởng đến tim, thận và các phần khác trong cơ thể.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet) là gì?

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ban đỏ thường là đau họng dữ dội, sốt (cao hơn 38°C), sưng hạch ở cổ, ho, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Amidan và thành sau họng có thể có một lớp màng màu trắng hoặc đỏ và sưng lên.

Nốt ban màu đỏ là triệu chứng nổi bật nhất. Nốt ban thường bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị đau họng vài ngày. Những nốt ban này sẽ xuất hiện trên mặt và cổ trước rồi sau đó sẽ xuất hiện ở ngực và lưng. Lưỡi đỏ nhiều (màu dâu hoặc mâm xôi). Khi ấn lên vết ban thì nó chuyển sang màu trắng. Đến ngày thứ sáu, phát ban bắt đầu mờ dần và da bắt đầu bong ra. Việc lột da có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần trước khi trở lại bình thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu con bạn có đau họng kèm theo:

  • Sốt trên 38,9 độ C hoặc cao hơn;
  • Sưng đau các tuyến ở cổ;
  • Phát ban đỏ.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)?

Vi khuẩn có tên Streptococcus (strep) là nguyên nhân chính gây ra ban đỏ. Vi khuẩn lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, kể từ ngày bắt đầu đau họng cho đến 24-48 giờ sau khi uống kháng sinh. Vi khuẩn có thể phát tán khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2–4 ngày.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)?

Ban đỏ là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh ban đỏ phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)?

Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những lứa tuổi khác. Vi trùng gây ra bệnh lây lan dễ dàng ở những người tiếp xúc gần gũi với trẻ như các thành viên trong gia đình hoặc bạn cùng lớp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào tình trạng bệnh và khám lâm sàng cho trẻ. Bác sĩ sẽ lấy dịch phết ở họng đưa đi xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn trong họng của trẻ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)?

Trẻ sẽ được chỉ định điều trị bệnh ban đỏ bằng thuốc kháng sinh, như penicillin hay erythromycin. Con bạn nên được cách li để ngăn lây lan. Không cần phải kiêng cữ bất cứ loại thức ăn nào và nên cho trẻ uống nhiều nước. Dùng máy phun hơi nước mát hay súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp trẻ giảm đau họng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)?

Để hạn chế diễn tiến bệnh ban đỏ, bạn nên cho trẻ duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định;
  • Giữ trẻ thoải mái. Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng và cho trẻ uống nhiều nước. Sử dụng máy giữ ẩm để tạo không khí mát;
  • Cách ly trẻ khỏi các thành viên khác trong gia đình và những trẻ khác từ ngày bị đau họng đến 2 ngày sau khi uống kháng sinh. Trẻ có thể đi học lại sau 2 tuần;
  • Dùng ly tách và đồ dùng ăn uống riêng, phải rửa với nước sôi và xà phòng;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Cắt móng tay cho trẻ để ngăn chúng gãi khi vết ban gây ngứa;
  • Báo bác sĩ nếu bị sốt lại (hơn 38 độ C) sau đã khi hết vài ngày hoặc chỗ da bị lột có dấu hiệu bị nhiễm trùng;
  • Báo bác sĩ nếu con bạn bị buồn nôn hay nôn mửa, đau đầu dữ dội, đau tai, đau ngực hoặc ho ra đờm đặc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo